ads

Ads

ads
Powered by Blogger.

Friday, February 28, 2020

Vấn nạn tin giả

A. Năm qua có 2 sự kiện lớn xảy ra với tôi.
Sự kiện 1: Mẹ tôi loay hoay và vật vã hỏi tôi cách phân biệt tin giả (fake news). Đó là một việc rất xót xa. Mẹ tôi không dùng được laptop, điện thoại thì dễ thao tác hơn. Thế hệ người lớn tuổi hơn chúng ta lớn lên khi internet chưa phổ biến, nên không được trang bị những kỹ năng kiến thức để chống chọi lại những thủ đoạn ác độc của bọn tin giả.
Image result for tin giả mạo
Sự kiện 2: Được làm việc cùng với các anh chị nghề báo và thấy làm ra tin tức cực thế nào.
Vì vậy, tôi viết nội dung này về tin giả.
B. Tin giả là gì
1. Đầu tiên cần phân biệt "tin tức" và "bình luận". Bình luận là quan điểm riêng của người chủ bình luận.
Tin tức cần chân thật nhất có thể, cần sát với sự thật nhất có thể, cần nỗ lực tối đa của người đưa tin để đạt được điều này.
Nhưng khi nguồn tin cố ý đút (feed) tin giả vào phóng viên thì chịu, phóng viên phải tường thuật lại theo nguồn tin thôi.
2. Kế đến cần phân biệt tin tức và chuyện hư cấu.
Rất nhiều tin bịa đặt là chuyện hư cấu được thiết kế như thể là tin tức.
Image result for tin giả mạo
3. Tin giả là tin bịa đặt từ chuyện không tồn tại.
Hoặc là lấy chuyện tồn tại rồi thêm thắt các nội dung sai sự thật.
Ví dụ ảnh minh hoạ: tồn tại đàn chó sói. Chuyện sai sự thật: hành vi của đàn chó sói theo các bài viết bịa đặt là sai sự thật.
4. Ngoài ra còn có nhiều trang (page) và tài khoản cá nhân (profile) mạo danh người nổi tiếng.
5. Tin bịa đặt luôn được viết rất đi vào lòng người, nghe có vẻ rất hợp lý, bùi tai, hấp dẫn, đúng thứ bạn mong muốn, đúng thứ bạn bức xúc với xã hội, luôn hấp dẫn hơn tin tức thật.
Tin bịa đặt hấp dẫn hơn tin tức thật giống như film luôn hấp dẫn hơn cuộc đời của bạn. Những cuộc đời của bạn mới là thật.
C. Vì sao có tin bịa đặt
1. Những trang xuất bản tin bịa đặt có: người theo dõi, người truy cập, lượt xem, tương tác, bình luận.
Chủ các trang này có cách để kinh doanh trên các chỉ số trên bằng cách bán quảng cáo.
Hoặc thu hút lượng truy cập lớn rồi bán trang đó lấy tiền. Hiện Facebook đã làm khó hơn việc đổi tên, đổi URL, nhưng nguy cơ vẫn còn đấy.
2. Người đang bán hàng trực tuyến. Đăng nội dung giật gân để thu hút người chia sẻ, người theo dõi. Sau khi bạn theo dõi, bạn sẽ thấy những nội dung bán hàng của họ.
Nội dung giật gân có thể là: lấy ảnh làm bếp chảy máu viết miêu tả đó là tai nạn giao thông kinh dị, bịa chuyện vô lý để kích thích chia sẻ...
Image result for tin giả mạo
3. Các động cơ ảnh hưởng quan điểm của bạn về người nổi tiếng, công ty, doanh nhân, nhóm sản phẩm, nhóm nghề nghiệp, chính trị gia, luận điểm tranh cử, các nội dung chính trị xã hội khác.
Theo quan sát, tất cả các phe trong các cuộc chiến đều sử dụng tin bịa đặt để triệt hạ đối phương, ít phe hiền hoàn toàn lắm.
Tiền thuế dân đóng cũng được chi cho công tác sản xuất tin bịa đặt. Ví dụ: lấy ảnh cũ mấy năm trước ở một vị trí khác tình huống khác, viết miêu tả như thể chiến sĩ vừa ngã xuống chống bạo động.
Ví dụ về fake news chuyên nghiệp
D. Chuyện gì xảy ra khi bạn chia sẻ tin bịa đặt
1. Bạn để họ kinh doanh sai trái trên bạn, theo C1.
2. Tin bịa đặt không giúp ích cho cộng đồng nên việc chia sẻ tin bịa đặt cũng không giúp ích cộng đồng. Ngược lại có khi còn có hại.
Nhất là các nội dung về y tế, sức khoẻ, chữa bệnh, mẹo vặt chữa bệnh.
Xem lại B5: Tin bịa đặt luôn được viết rất hấp dẫn và có vẻ hợp lý.
Nội dung đọc thấy hợp lý nhưng sai khoa học thì sao? Nội dung đọc thấy hợp lý nhưng không phù hợp với hiện trạng những người bạn chia sẻ cho thì sao?
3. Bạn giúp họ lan truyền tư tưởng dựa trên nội dung cố ý lừa bịp, là giúp bọn gian manh.
E. Vài bước tôi kiểm tra tin giả
1. Kiểm tra URL & vanity username
Image result for tin giả mạo
URL là đường dẫn của nội dung. Hình dung đường dẫn giống như địa chỉ toà soạn. 60A Hoàng Văn Thụ Phú Nhuận TPHCM là địa chỉ đúng của báo Tuổi Trẻ. Thấy Tuổi Trẻ mà địa chỉ Hoàng Văn Thụ tỉnh khác là biết nó đang mạo danh để làm chuyện xấu.
URL xem được trên máy tính để bàn & laptop, rất khó xem trên điện thoại & máy tính bảng. Bản thân URL đã mang thông tin về tính xác thực của nội dung; những có đường dẫn lạ thì không đáng quan tâm.
Bọn xấu lợi dụng việc bạn vào Facebook bằng điện thoại để giấu đường dẫn.
Ví dụ: "Tuổi Trẻ 24H" là trang tin giả / Facebook application giả mạo. Nó mạo danh cả Tuổi Trẻ lẫn 24H. Xem trên điện thoại không thấy đường dẫn, phải dẫn bài viết ra trình duyệt của điện thoại tách khỏi Facebook mới thấy đường dẫn.
Image result for facebook application
2. Kiểm tra tính chính thống của trang tin
Trang tin có phải của một cơ quan chính thống hay không. Có giấy phép và người chịu trách nhiệm xuất bản ở dưới trang (footnote) hay không.
Cũng có một hệ thống trang cố tình mạo danh Sở Tư Pháp, báo Công An.
3. Kiểm tra xem các báo chính thống có đưa nội dung đó không
Mở Google, gõ nội dung trong bài và kèm theo "site:24h.com.vn", "site:tuoitre.vn", "site:thanhnien.vn", "site:vnexpress.net", "site:tienphong.vn"...
xem các trang tin chính thống có đưa nội dung đó không.
4. Là bài dịch, kiểm tra xem nội dung có phải là lừa đảo hay không
Mở Google, gõ nội dung trong bài và kèm theo "hoax", hoặc "site:snopes.com".
5. Là bài dịch, kiểm tra xem người dịch có dịch đúng hay không
Mở Google, gõ các tên riêng trong bài kiểm tra bài gốc. Nếu bài gốc là tiếng tôi hiểu được thì đọc bài gốc.
6. Là nội dung liên quan khoa học / y tế, search công trình nghiên cứu gốc và đọc bài gốc.
7. Kiểm tra hình ảnh có phải mạo danh hay không
Mở images.google.com, tìm xem nội dung trong bài-nghi-ngờ xuất phát từ đâu.
Cách này cũng để kiểm tra các tài khoản mạo danh hot girl đi add bậy bạ.
Việc này phải làm trên laptop, làm trên điện thoại rất mất công.
8. Kiểm tra tài khoản người nổi tiếng có phải chính chủ hay không.
(Tôi không theo dõi người nổi tiếng nào cả, nhưng mẹ tôi thì có)
Tài khoản chính chủ người nổi tiếng được Facebook gắn một dấu tick xanh dương (verification badge) bên phải tên. Chỉ có Facebook làm được, bọn mạo danh không làm được.
Thường thì tài khoản chính chủ có nhiều người theo dõi (followers) nhất. Nhưng có một số ít trường hợp tài khoản mạo danh còn nhiều người theo dõi hơn chính chủ.
Những người nổi tiếng không rảnh đăng LIÊN TIẾP những tin giật gân như ung thư đâu. Ví dụ: một đống mạo danh nghệ sĩ Hoài Linh đăng nội dung rác.
Những người đã xác nhận KHÔNG dùng Facebook: HLV Park Hang-seo.
9. Hỏi người chuyên ngành về nội dung đó.
10. Dùng tính năng report false news, báo cáo mạo danh do Facebook cung cấp.
Làm nhiều thứ vậy thôi chứ vẫn bị rơi vào bẫy của bọn xuất bản tin bịa đặt hà.
Chỉ bấm nút "Chia sẻ" thì rất dễ. Bạn có sẵn sàng làm những thứ mất công này để kiểm tra tin bịa đặt?
F. Bạn nên làm gì?
1. Cách tốt nhất: Thấy nghi ngờ thì tốt nhất là không chia sẻ.
2. Trời ơi chỉ là chơi Facebook thôi mà, làm gì ghê vậy.
Đây là vấn đề quan điểm. Tôi cố gắng hết sức để không tiếp tay cho thông tin bịa đặt vì không muốn gây hại cho những người xung quanh. Không có ai yêu cầu bạn phải theo những bước quá mất thời gian ở phần E.
Nhưng hãy nghĩ vào tình cảnh phụ huynh của bạn trở thành nạn nhân của những trò tin bịa đặt. Phụ huynh hoang mang về thế giới đang xảy ra xung quanh, ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý, gây mất thời gian của bạn...
Rất nhiều người chúng ta đi làm mệt lả về, chỉ xem Facebook là công cụ giải trí, không suy nghĩ nhiều. Nhưng bọn ác độc đâu có buông tha chúng ta và phụ huynh chúng ta. Chúng lợi dụng chúng ta để kiếm tiền, lợi dụng chúng ta để triệt hạ đối thủ cạnh tranh, lợi dụng chúng ta để thực hiện các ý đồ xấu khác.
3. Bạn bè có thể cãi nhau chỉ vì việc chia sẻ tin bịa đặt. Mích lòng nhau không đáng chỉ vì bọn tin bịa đặt đang lợi dụng chúng ta.
Facebook không phải chỗ giải trí nữa vì bọn ác độc cố len lỏi vào như vậy.
4. Nếu bạn là người ghét tin bịa đặt và phẫn nộ khi thấy tin bịa đặt được chia sẻ rộng rãi, tôi nghĩ bạn có thể lựa chọn:
a. Nhắn với những người chia sẻ đó là tin bịa đặt, và tin bịa đặt gây hại thế nào.
b. Tự xuất bản nội dung của chính bạn. Trong một rừng nhiễu (noise), hãy đưa thông tin (signal).
G. Facebook làm gì với nạn tin giả?
1. Những buổi điều trần và các bài báo chửi Facebook về nạn tin bịa đặt đi sai hướng rất nhiều.
2. Có thấy nạn tin bịa đặt bớt đi nhờ các công cụ và nỗ lực của Facebook. Nhưng đường còn xa lắm.
3. Critical thinking là công cụ quan trọng nhất, nhưng
a. Dạy critical thinking rất khó vì học viên không quan tâm. Học viên quan tâm (i) vui (ii) cái họ thích sẵn (iii) cách kiếm tiền nhanh. Critical thinking không thoả tiêu chí nào cả.
b. Người có critical thinking vẫn dễ rơi vào bẫy khi bước ra khỏi lĩnh vực của họ.
H. Kết
Đây không phải là dạy đời gì cả.
Tôi chia sẻ rất thật cảm giác xót xa khi thấy mẹ tôi vật lộn chiến đấu với tin bịa đặt.
Bạn bè xin hãy thông cảm những lần tôi phát cáu lên vì tin bịa đặt, không phải ác ý gì mà lúc đó cũng bận hơi mất kiên nhẫn.
Hành động cụ thể: Tôi cố hỗ trợ những anh chị em ra các giải pháp để giúp mọi người đọc tin tốt hơn và giảm bớt tin bịa đặt. Khi nào có sản phẩm sẽ mời mọi người dùng thử.
Xin cảm ơn và chúc mọi người ăn Tết vui vẻ.
I. Vài trang tin bịa, bịa phân nửa, mạo danh
daikynguyen, dkn .tv
quốchợi .org
redvn .info
phapluatso .com
congannews .com & /congannews & /ngonluanxahoi & /HongTinHotNews & /NguoiBuonTinOfficial
docbaophapluat .com , baophapluat24h .com
phapluat .news , phapluatnews .net
tươitrẻ24h .net , /tuoitre24h
/IQFact
xem thêm tại ca cuoc bong da :

http://images.google.hn/url?q=https://five88.net
http://images.google.mk/url?q=https://five88.net
http://images.google.ad/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.bh/url?q=https://five88.net
http://images.google.ci/url?q=https://five88.net
http://images.google.co.ma/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.cy/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.qa/url?q=https://five88.net
http://images.google.li/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.na/url?q=https://five88.net
http://images.google.iq/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.jm/url?q=https://five88.net
http://images.google.am/url?q=https://five88.net
http://images.google.tt/url?q=https://five88.net
http://images.google.cm/url?q=https://five88.net
http://images.google.md/url?q=https://five88.net
http://images.google.me/url?q=https://five88.net
http://images.google.az/url?q=https://five88.net
http://images.google.co.tz/url?q=https://five88.net
http://images.google.co.zw/url?q=https://five88.net
http://images.google.mg/url?q=https://five88.net
http://images.google.sn/url?q=https://five88.net
http://images.google.ps/url?q=https://five88.net
http://images.google.mn/url?q=https://five88.net
http://images.google.mv/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.et/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.om/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.cu/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.bz/url?q=https://five88.net
http://images.google.sr/url?q=https://five88.net
http://images.google.bs/url?q=https://five88.net
http://images.google.la/url?q=https://five88.net
http://images.google.je/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.mm/url?q=https://five88.net
http://images.google.cd/url?q=https://five88.net
http://images.google.com.ly/url?q=https://five88.net
http://images.google.as/url?q=https://five88.net
http://images.google.rw/url?q=https://five88.net
http://images.google.tg/url?q=https://five88.net

No comments:

Post a Comment